Nguy hiểm: EURO 2024 bị đe dọa tấn công khủng bố, UEFA tuyên bố gì?
Ông Lim Kimya (73 tuổi), cựu nghị sĩ thuộc đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) bị giải thể, đã bị một người đi xe máy bắn chết hôm 7.1 khi ông đến thủ đô Bangkok của Thái Lan bằng xe buýt từ Campuchia cùng với người vợ mang quốc tịch Pháp của ông. Pháp đã lên án vụ giết chết ông Lim Kimya, cũng mang quốc tịch Pháp.Cảnh sát Campuchia cho hay họ đã bắt giữ nghi phạm nổ súng hôm 8.1 và Thái Lan đã yêu cầu dẫn độ người này.Cảnh sát Campuchia nêu tên nghi phạm là Ekkalak Pheanoi, trong khi một số kênh truyền thông Thái Lan nói nghi phạm là Ekkalak Paenoi và là cựu lính thủy đánh bộ Thái Lan."Chúng tôi đã chuyển ông ta đến giới chức Thái Lan vào sáng nay", phát ngôn viên Cảnh sát Quốc gia Campuchia Chhay Kim Khoeun nói với AFP.Theo tờ Bangkok Post, Ekkalak Phaenoi đã bị đưa từ phòng giam ở Phnom Penh vào khoảng 11 giờ sáng đến trạm kiểm soát biên giới Khlong Luek ở huyện Aranyaprathet thuộc tỉnh Sa Kaeo, nơi các quan chức Campuchia đã giao nghi phạm cho những người đồng cấp Thái Lan.Trung tướng cảnh sát Somprasong Yentuam, trợ lý cảnh sát trưởng quốc gia, và các điều tra viên cảnh sát đã lên trực thăng đến Sa Kaeo để đón nghi phạm hôm nay.Sau khi đến Đơn vị cảnh sát hàng không Thái Lan, nghi phạm đã bị cảnh sát từ lực lượng đặc nhiệm Arintharat áp giải đến đồn cảnh sát Chana Songkhram, theo Bangkok Post.Sau đó, cảnh sát Thái Lan cho hay Ekkalak Phaenoi đã nhận tội. "Tôi thú nhận rằng tôi đã làm sai", Ekkalak Phaenoi khai với cảnh sát và giới truyền thông sau khi bị cáo buộc giết người có chủ đích và sở hữu súng trái phép, theo AFP.PSG bắt đầu ‘siêu dự án’ để chinh phục ngôi vô địch Champions League
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Madam Pang sa thải HLV U.23 Thái Lan ngay sau thất bại cay đắng ở Qatar, ai thay?
Tổ tiên luôn hiện diện qua bài vị - bát hương trên bàn thờ, để chứng nhận thành tựu và giám sát sự sai sót của con cháu. Trước bàn thờ, việc hiếu sẽ trợ lực cho tư tưởng giáo dục khuyến thiện và răn ác, rất nhân văn. Trong nhân sinh quan truyền thống Huế, tổ tiên được "về nhà" trong ngày giỗ và ngày tết. Con cháu phải chu toàn việc phụng dưỡng và kỵ chạp, coi sóc lăng mộ để thực hiện nghĩa vụ thứ hai của chữ hiếu là không để người nhà bị đói cơm rách áo (2 nghĩa vụ còn lại của "tam đại hiếu" là nối dõi và không để người nhà bị coi thường).Sau ngày ông Táo về trời 23 tháng chạp âm lịch, người ta lo dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, thay cát bát nhang và chuẩn bị phẩm vật dâng cúng. Đến khi xong mọi việc hành chính, đồng áng…, thường là ngày 29, 30 tháng chạp, gia đình cúng tất niên để tạ ơn thổ thần, tổ tiên đã phò trợ gia đạo trong năm và mời tổ tiên về ngự trên bàn thờ ăn tết. Đó là thời gian tĩnh lặng, con cháu trở về sum vầy trước tổ tiên nên mâm cúng tất niên càng thiêng liêng. Người phụ nữ dành hết tâm sức, nguồn lực của gia đình để trước cúng (tổ tiên), sau cấp (con cháu hưởng lộc), theo tinh thần tùy gia phong (nhiều ít, tùy gia cảnh), phải lễ bạc lòng thành.Trên nền tảng nông nghiệp lúa nước truyền thống nói chung là nghèo, từ làng xã đến triều đình, tiền nhân đã triết lý hóa mâm cỗ theo hướng Sẻn (dè sẻn) mà Sang (sang trọng), phải Hòa (hài hòa) và Hóa (đa dạng, biến hóa), làm cho chuyện ẩm thực càng thêm nhiều ý nghĩa: ngon về vị giác; lành về dược lý; hài hòa về dinh dưỡng, chất liệu, màu sắc, bối cảnh; trang trọng thiêng liêng về không gian, chủ thể và khách thể; cẩn thận, tỉ mỉ trong cách thể hiện… Như món nem công chả phượng trong "bát trân" ở chốn cung nội, thực sự được làm từ công, phượng với sự cẩn trọng, tinh tế, an toàn tối ưu theo điển chế triều đình. Đấy như là "bản gốc", nhưng cũng có nhiều "phiên bản" khác nữa, cứ giảm dần, trong đời sống hoàng thân quốc thích, quan lại quý tộc thượng lưu, thay thế bằng gà rừng và trong dân gian là gà nhà, chim…; kể cả làm theo lối chay với nguyên liệu phù chúc, khuôn đậu, nấm, trái mít, sa kê, vả, thậm chí là cả cùi mít vốn là một thứ bỏ đi. Đa dạng, biến hóa, tinh tế, sang trọng chính là vậy.Mâm cúng tất niên ở cố đô Huế hội tụ món ăn từ nhiều chất liệu: thịt (gia súc, gia cầm, tự nhiên), thủy hải sản (từ sông, đầm phá, biển) và hệ thảo mộc (rau, củ, quả); được chế biến theo phương thức không sử dụng nhiệt (ăn sống, ăn gỏi, lên men, muối), có sử dụng nhiệt (tái, chín) như chiên, chưng, hầm, hấp, hon, kho, luộc, nấu, nướng, quay, tiềm, thấu, tái, um, xào…Trên mâm cúng, tô canh, tô hầm được bài trí ở giữa theo lối thủy tụ/tụ thủy, giúp định vị các món có nước xung quanh, rồi tới các món khô với thịt cá; ngoài cùng là các món xào, trộn. Hệ nước chấm, nước xốt, nước lèo đa dạng cho từng món ăn cụ thể, với sự điểm tô của gia vị nhiều màu sắc: tỏi, tiêu, ớt, hành, ngò, boa rô… Lại có ớt xanh, ớt chín đỏ, để nguyên trái hay xắt nhỏ, giã nát; tỏi nguyên củ hay lột từng tép, hoặc xắt nhỏ, để trên những đĩa nhỏ với danh xưng là phẩm vị. Gia đình càng có điều kiện thì mâm cỗ càng thịnh soạn, cầu kỳ, điển hình ở chốn cung đình. Từ năm 1793, J.Barrow trong tác phẩm Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà 1792 - 1793 đã thấy phong cách ăn uống của người Huế rất độc đáo. Bởi người Trung Hoa thường bày hết bát đĩa trên bàn, còn người Huế không chỉ bày kín mặt bàn mà còn chồng xếp bát đĩa lên nhau ba bốn lớp, tới hơn 200 cái, rất thịnh soạn và tinh tế.Sau tất niên, tổ tiên "ở lại", con cháu chu toàn chuyện cơm nước trên bàn thờ, biểu tượng hóa thành hệ bánh (chưng, tày, tét, lọc, in, tổ), mứt, dưa cải, dưa món, dầm (thịt, rau, quả) cùng nhiều hoa, quả… Còn lại tùy tâm, tùy sức, con cháu có thể làm mâm cỗ hay đơn giản ăn gì cúng nấy bởi nhu cầu dinh dưỡng ngày tết không cao và tránh lãng phí. Cái nhỏ nhắn, tinh tế rất thiết thực là vậy.Cho nên, mâm cúng tất niên là phong phú nhất, hội tụ kết nối hai cõi âm dương, giúp bồi bổ gia phong, gắn liền hiếu - trung xuyên suốt, giúp ổn định nền tảng xã hội. Mạch nguồn thiêng liêng đó cần được duy trì, xiển dương trong bối cảnh hiện nay, khởi đầu từ chuyện mâm cơm, mâm cúng.Ẩm thực Huế càng ngon, càng ý nghĩa hơn với mâm cúng tất niên, mở ra ngày tết xứ Huế, để Huế xứng danh với "kinh đô ẩm thực". Bóng dáng người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình cũng "rạch ròi", được định vị rõ. Thuở xưa, người đàn ông thành danh ngoài xã hội, chu toàn chữ hiếu, chữ trung cũng nhờ hậu phương vững chãi với những nội tướng phía sau lo nhà cửa, ruộng vườn, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng ông bà cha mẹ, dưỡng dục con cháu. Cái bếp phía đông phòng đỏ lửa, trang bếp thắp hương thường xuyên, kết nối bát hương trên bàn thờ, là hương hỏa, lo cho mâm cơm (hằng ngày) và mâm cúng (kỵ, chạp, tết nhất, sóc vọng) luôn tinh sạch, ngon, lành và trang trọng nhất.Bàn thờ tết xứ Huế được bài trí mang khát vọng an khang, phồn thực. Ngoài mâm cỗ, còn có nếp là tinh hoa trời đất ban cho, với nhiều dưỡng chất, kết dính (xôi, bánh chưng, bánh tét…); có chè, mứt bánh là vị ngọt trời ban. Hoa ở bên trái (đông) tượng trưng cho người phụ nữ với khát vọng đơm bông. Quả ở bên phải (tây) tượng trưng cho người đàn ông, được kết trái với tâm điểm là nải chuối, cho thấy sự chuyển hóa từ màu xanh dần sang vàng, chín đen. Bên trên là những trái trong vườn nhà, ưu tiên loại nhiều hạt (mãng cầu, lựu, dưa hấu, ổi, cam…) với khát vọng sản sinh mãnh liệt.
Chiều 3.1, Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) triệu tập Đặng Bá Hợi (40 tuổi) và Nguyễn Đình Cầm (39 tuổi, cùng ngụ H.Thạch Hà, Hà Tĩnh) để làm rõ vụ chặn xe du lịch, hành hung tài xế và nữ giáo viên giữa giao lộ, gây cản trở giao thông.Cụ thể, khoảng 11 giờ 25 cùng ngày, cho rằng tài xế xe du lịch biển số 51B-206.96 chạy lấn xe của mình, Hợi và Cầm lái xe tải biển số 62C-004.56 chặn chiếc xe này ngay giao lộ trước Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng (ngã tư Kim Cúc), P.3, TP.Đà Lạt.Lúc này trên xe du lịch đang chở đoàn giáo viên, học sinh của một trường THCS ở TP.HCM đến tham quan du lịch tại TP.Đà Lạt. Khi tài xế xe du lịch vừa bước xuống, Hợi và Cầm dùng tay đánh vào vùng mặt, đầu người tài xế. Vụ việc xảy ra trong giờ cao điểm nên gây ùn tắc giao thông tại giao lộ cửa ngõ TP.Đà Lạt.Một nữ giáo viên và hướng dẫn viên trên xe du lịch bước xuống can ngăn, bị Cầm đấm vào vùng mặt. Hậu quả, tài xế xe du lịch bị chấn thương ở vùng đầu, mặt, xây xát đầu gối trái; còn nữ giáo viên bị bầm tím gò má bên phải.Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an TP.Đà Lạt nhanh chóng vào cuộc điều tra và xác định danh tính hai người đàn ông lái xe tải có hành vi côn đồ nói trên là Đặng Bá Hợi và Nguyễn Đình Cầm. Vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ, xử lý nghiêm.Thời gian gần đây, tại các địa phương, liên tục xảy ra những vụ việc hành hung người đi đường. Công an các địa phương đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý rất nghiêm. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp hành xử kiểu côn đồ, xâm hại cơ thể người khác chỉ vì những lý do nhỏ như va quệt khi tham gia giao thông.
'Xin một vé' được trở về tuổi thơ
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025) là sự kiện đa phương quan trọng do Việt Nam đăng cai tại Hà Nội, diễn ra vào thời điểm ý nghĩa, đánh dấu 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 600 đại biểu là lãnh đạo cấp cao ASEAN, các chuyên gia, đối tác quốc tế và đại diện các doanh nghiệp lớn trong khu vực cùng thảo luận về các thách thức, xu hướng định hình tương lai ASEAN. Với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động", diễn đàn gồm 5 phiên toàn thể chính thức cùng nhiều hoạt động quan trọng được xem tạo bước đệm cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 nhằm tăng cường liên kết khu vực và tìm kiếm cơ hội để bứt phá, phát huy vai trò trung tâm. Sự kiện nhận được sự quan tâm của truyền thông quốc tế, đánh giá đây là một nền tảng chiến lược để định hình tương lai của khu vực ASEAN trong bối cảnh chuyển đổi toàn cầu đầy thách thức.Tại AFF 2025, Trung Nguyên Legend là thương hiệu được chọn cung ứng cà phê cho các đại biểu, khách mời, góp phần lan tỏa giá trị đặc biệt của cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam đến cộng đồng quốc tế. Đông đảo đại biểu, khách mời tham dự AFF 2025 đã có ấn tượng đặc biệt với hệ sinh thái cà phê đa dạng, khác biệt, và những ly cà phê năng lượng tuyệt hảo Ottoman - Roman - Thiền của Trung Nguyên Legend.Những sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend cũng được Bộ Ngoại giao đặc biệt chọn làm món quà ngoại giao gửi đến lãnh đạo cấp cao, nguyên thủ quốc gia, đoàn đại biểu, chuyên gia quốc tế tham dự chương trình, gửi gắm tinh thần, văn hóa và triết lý cà phê đến từ Việt Nam mong muốn lan tỏa đến cộng đồng ASEAN và bạn bè quốc tế.Đặc biệt, trong khuôn khổ AFF 2025, Trung Nguyên Legend đã giới thiệu trải nghiệm sản phẩm Thiền cà phê cho các chính khách cấp cao ASEAN, các chiến lược gia hàng đầu khu vực và quốc tế, mang đến một góc nhìn sâu sắc hơn về giá trị văn hóa cà phê đến từ Việt Nam. Đồng thời, tham gia tọa đàm "Thúc đẩy nông nghiệp thông minh vì An ninh lương thực khu vực", Trung Nguyên Legend đã trình bày tham luận "Hệ sinh thái cà phê Trung Nguyên Legend với nông nghiệp thông minh toàn diện" với nội dung chính là sáng tạo có trách nhiệm và bền bỉ trong một thế giới đầy biến động bằng những giải pháp từ cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và hội nhập sâu rộng của cộng đồng ASEAN trong tương lai.Với những đóng góp tích cực góp phần tạo nên thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, BTC chương trình đã tặng bằng khen và cúp ghi nhận sự hỗ trợ to lớn và cam kết vững chắc của Trung Nguyên Legend đối với Diễn đàn.Là thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, quê hương hạt cà phê Robusta ngon bậc nhất thế giới, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã luôn không ngừng nỗ lực nâng tầm giá trị cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam trên toàn cầu. Trong nhiều năm qua, sản phẩm cà phê của Trung Nguyên Legend luôn được lựa chọn phục vụ, hiện diện tại các Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu như APEC, ASEM, ASEAN, WEF, cũng như các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, trở thành "đại sứ ngoại giao" kết nối văn hóa Việt Nam với quốc tế. Trung Nguyên Legend còn là thương hiệu cà phê được chọn cung ứng, phục vụ tại các sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa mang tầm vóc quốc gia và quốc tế như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, các kỳ họp Quốc hội, Diễn đàn phụ nữ toàn cầu, Gumball 3000,… góp phần khẳng định, nâng tầm giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam. Các tuyệt phẩm cà phê năng lượng của Trung Nguyên Legend cũng được ưu tiên chọn làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia, chính khách quốc tế, các đại sứ như một món quà đại diện cho văn hóa và tinh thần cà phê Việt Nam. Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, những sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend cũng được Bộ Quốc Phòng chọn làm quà tặng ngoại giao thể hiện tinh thần sáng tạo, mạnh mẽ và năng động của Việt Nam gửi đến bạn bè quốc tế.Với tinh thần sáng tạo không ngừng, Trung Nguyên Legend đã nghiên cứu, cô lọc tinh hoa 3 nền văn minh cà phê thế giới trong các sản phẩm, không gian hàng quán giới thiệu đến bạn bè quốc tế, nhằm tôn vinh giá trị cà phê và văn hóa cà phê. Vừa qua, từ ngày 17 - 21.2.2025, Trung Nguyên Legend đã tham gia Gulfood 2025 tại Dubai (UAE) - triển lãm lớn nhất khu vực Trung Đông, một trong những triển lãm thương mại lớn hàng đầu thế giới về chuyên ngành thực phẩm, nông sản. Tại đây, hệ sản phẩm cà phê năng lượng đặc biệt cà phê Ottoman - Roman - Thiền cùng những nét văn hóa cà phê đặc sắc đến từ Việt Nam đã thu hút đông đảo khách tham quan quốc tế đến tìm hiểu, mở rộng cơ hội hợp tác.Đặc biệt, từ năm 2023, Trung Nguyên Legend đã hợp tác cùng các hãng thông tấn hàng đầu thế giới Warner Bros. Discovery, CNN, Bloomberg… thực hiện những bộ phim đặc sắc về cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam phát sóng toàn cầu. Câu chuyện Trung Nguyên Legend "kết hợp nông sản đặc trưng với việc xây dựng, định vị thương hiệu đại diện cho văn hóa, lối sống lành toàn diện" đã thay đổi cách nhìn nhận của thế giới về Việt Nam, từ một cường quốc xuất khẩu cà phê đang từng bước có những đóng góp quan trọng cho văn hóa cà phê toàn cầu. Trong đó, phim "The Awakenings of Coffee" (Con đường thức tỉnh từ cà phê) do Warner Bros. Discovery và Trung Nguyên Legend hợp tác sản xuất, tôn vinh giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột qua triết lý Cà phê Đạo do Nhà sáng lập - Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ sáng tạo, đã và đang được phát sóng trên kênh Discovery toàn cầu đến hết tháng 3.2025.Được biết, Trung Nguyên Legend đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm, mô hình, dự án, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, EU, Ấn Độ,… và trên toàn cầu. Đặc biệt, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đang chuẩn bị mở trụ sở chính tại Mỹ trong năm nay để quảng bá mạnh mẽ cà phê và văn hóa cà phê Việt Nam tại cường quốc kinh tế hàng đầu này. Với sự hiện diện đặc biệt tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, Trung Nguyên Legend tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc quảng bá và nâng tầm giá trị cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Không chỉ hiện thực hóa khát vọng "đưa cà phê Việt Nam được nhìn nhận trên phạm vi toàn cầu" để "tới một ngày, nói đến cà phê, thế giới sẽ nghĩ tới Việt Nam", Trung Nguyên Legend thể hiện sự đồng hành cùng cộng đồng ASEAN trong việc xây dựng một nền kinh tế sáng tạo, bền vững, hướng tới cộng đồng thế giới hòa bình, ổn định, phát triển.